Khóa Huấn Luyện An Toàn Lao Động
Trong May Mặc Tại Sóc Trăng
Dệt may là
ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam nhưng với đặc thù là người lao động phải
làm việc trong môi trường có nhiều tác nhân độc hại như bụi, rác thải, tiếng
ồn, thiếu ánh sáng. Đây cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh liên quan đến
phổi, phế quản. Bên cạnh đó, nguy cơ cháy nổ lại luôn tiềm ẩn.
Việc huấn
luyện an toàn lao động trong may mặc là việc làm cần thiết và cấp bách,
nhằm hạn chế rủi ro tai nạn để người lao động yên tâm làm việc.
Nguy cơ mất
an toàn lao động trong may mặc:
Nguy cơ cháy
nổ cao
Dệt may là
một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước ta. Đây cũng là
ngành thu hút đông đảo lực lượng lao động trên cả nước, với số lượng lao động
liên tục tăng trưởng. Theo thống kê của ngành dệt may - da giầy Việt
Nam, hiện có trên 8.000 doanh nghiệp với trên 3 triệu lao động. Trong chiến
lược phát triển ngành đến năm 2020, nhu cầu nguồn nhân lực bổ sung mỗi năm là
khoảng 2300 cử nhân, kỹ sư công nghệ và thiết kế.
Do tập trung
số lượng lớn lao động, nên ngành dệt may cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh nghề
nghiệp. Người lao động thường xuyên phải làm việc trong môi trường có nhiều tác
nhân độc hại, như: bụi, rác thải, tiếng ồn, thiếu ánh sáng. Đây là một trong số
những nguyên nhân gây nên các bệnh nghề nghiệp. Trong đó, bệnh bụi phổi là phổ
biến và nguy hiểm nhất (chiếm 74%), viêm đường hô hấp (32%) và điếc do tiếng ồn
(17%)…
Bên cạnh đó,
trong công tác an toàn lao động, ngành dệt may có nguy cơ cháy nổ cao hơn so
với các ngành nghề khác. Thực tế, trong thời gian qua, có không ít vụ cháy lớn
đã xảy ra tại các doanh nghiệp dệt may. Điển hình như, tháng 6/2018, ở khu công
nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ đã xảy ra vụ hoả hoạn tại công ty may mặc Jakjin
Việt Nam, 100% vốn Hàn Quốc với 5.000 công nhân.
Hay trước
đó, tháng 03/2018, vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tại nhà máy may của Công ty TNHH Vina
Korea, ở khu công nghiệp Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc… Mặc dù
các vụ hỏa hoạn không có thiệt hại về người, nhưng đã gây tổn thất lớn về tài
sản.
Nguyên nhân
chủ yếu của các vụ cháy nổ trên là do các doanh nghiệp dệt may chưa thực sự
quan tâm tới công tác an toàn, vệ sinh lao động, còn để xảy ra nhiều sai phạm ở
tất cả các khâu, các nội dung của công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Bên cạnh đó,
lực lượng thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động còn ít trong khi số
lượng doanh nghiệp lớn nên công tác thanh, kiểm tra không thực hiện được đầy đủ
đối với tất cả các doanh nghiệp,
Ngoài ra,
bệnh nghề nghiệp của công nhân ngày càng gia tăng là do các doanh nghiệp chưa
thực sự quan tâm đến việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Theo Thông
tư số 14/2013/TT-BYT, ngày 06/05/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe quy
định các cơ quan, doanh nghiệp phải có trách nhiệm khám sức khỏe định kỳ cho
người lao động ít nhất một lần/năm; sáu tháng/lần đối với các nghề, công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Nâng cao ý
thức chấp hành an toàn lao động trong may mặc:
Do đó, việc
đảm bảo sức khỏe cho người lao động cũng như đảm bảo an toàn lao động ngành dệt
may là trọng điểm cần được nhà nước và các doanh nghiệp chú trọng quan tâm.
Cụ thể, đối
với các cơ quan quản lý nhà nước, cần có các biện pháp hỗ trợ để cho doanh
nghiệp hiểu, nắm bắt được các quy định của pháp luật cũng như đánh giá được các
rủi ro và phòng ngừa, như: tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng
dẫn các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Cùng với đó, tăng
cường công tác thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi cố tình vi phạm của doanh
nghiệp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động và
bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Còn đối với
các doanh nghiệp, cần tuyên truyền, thực hiện nhiều biện pháp để người lao động
nắm được cách bảo vệ an toàn cho bản thân trong quá trình làm việc như trang bị
các phương tiện bảo hộ lao động phù hợp. Đồng thời, kiện toàn đội ngũ cán bộ
làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp.
Ngoài ra,
các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả của công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh
lao động; tăng cường công tác tự kiểm tra đánh giá tại cơ sở nhằm phát hiện kịp
thời và chấn chỉnh những sai phạm trong an toàn, vệ sinh lao động./.
Địa
điểm và hình thức đăng ký học an toàn lao động trong may mặc:
- Hình thức 1: Đăng ký tại văn phòng Hệ
Thống Giáo Dục Đất Việt:
- 28 An Lộc,
P.Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM
- 35 Cư Xá
Thanh Đa, Phường 27, Quận Bình Thạnh
- Nguyễn
Oanh, P 17, Q Gò Vấp, TP.HCM
- Hình thức 2: Đăng ký qua số điện
thoại - zalo : 0936.23.88.44 .
- Hình thức 3: Đăng ký online tại đây:Tại đây
Thông Tin Liên Hệ
HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẤT VIỆT
Địa Chỉ: Nguyễn Oanh, P. 17, Q. Gò Vấp, TP
HCM
Điện Thoại: 0936.23.88.44 (Ms.Thúy)
Email: trungtamdaotaodatviet@gmail.com
Website: http://www.daotaodatviet.net/ -
http://giaoducdatviet.ttdv.vn/
0 nhận xét :
Đăng nhận xét